1. Giới thiệu chuyên ngành
- Chuyên ngành Máy tàu thủy - mã tuyển sinh 7520122D106 là một ngành học có bề dày truyền thống trên 50 năm luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là kinh tế biển gắn với chủ quyền biển đảo.
- Chuyên ngành Máy tàu thủy đào tạo sinh viên trình độ đại học có đủ năng lực về thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, thiết kế quy trình lắp ráp và sửa chữa, thiết kế hoán cải, kiểm định và giám định các trang thiết bị của hệ thống năng lượng tàu thủy, công trình nổi, cũng như các lĩnh vực cơ khí khác.
- Chương trình đào tạo của chuyên ngành Máy tàu thủy trang bị cho sinh viên các kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành thành thạo.
- Dựa trên nền tảng kiến thức được trang bị, người học sau khi ra trường có thể thích nghi với môi trường làm việc thực tế, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. Khả năng giải quyết một cách khoa học những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
2. Tại sao chọn chuyên ngành/chương trình này?
- Chuyên ngành Máy tàu thủy sở hữu một chương trình đào tạo có chất lượng cao, được xây dựng và cập nhật liên tục bởi các giáo sư, tiến sỹ, các chuyên gia đầu ngành và các giảng viên có kinh nghiệm về chuyên môn.
- Chương trình đào tạo được xây dựng có sự tham khảo thông tin từ các trường đại học hàng đầu trong khu vực và quốc tế.
- Chương trình đào tạo được cập nhật, điều chỉnh hàng năm phù hợp với sự phát triển về khoa học và công nghệ, nhu cầu về nguồn lao động chất lượng cao và các hoạt động thực tế liên quan đến ngành kỹ thuật tàu thủy.
- Chất lượng của chương trình đào tạo đã được các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động trong nước và quốc tế đánh giá cao.
- Chương trình đào tạo chuyên ngành Máy tàu thủy khẳng định được chất lượng của mình thông qua các điểm nổi trội dưới đây:
Môn học và giáo trình giảng dạy
- Hệ thống kiến thức được phân chia một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với hình thức đào tạo theo tín chỉ được áp dụng trong các trường đại học ngày nay.
- Thông tin chi tiết về môn học luôn được cung cấp đầy đủ cho sinh viên khi bắt đầu môn học.
- Môn học dựa trên nhu cầu thực tế về hoạt động nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường, cả trong nước và quốc tế.
- Chú trọng kỹ năng thực hành thông qua các chuyên đề, bài tập lớn, đồ án môn học, báo cáo thực hành. Tạo cho sinh viên phát triển kỹ năng ứng dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiễn.
- Phát huy khả năng tự học, học và làm việc theo nhóm của sinh viên.
- Nâng cao khả năng tiếng Anh chuyên ngành.
Đội ngũ giảng viên
- Đội ngũ giáo sư, tiến sỹ, giảng viên cơ hữu tốt nghiệp từ các trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế; có kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tế.
- Phương pháp dạy học tiên tiến, hướng đến sinh viên, sinh viên làm trung tâm.
Mối quan hệ với doanh nghiệp
- Liên hệ với doanh nghiệp, hướng dẫn sinh viên tham quan và thực tập theo chương trình.
- Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với các hoạt động của doanh nghiệp; giao lưu, hội thảo và cập nhật kiến thức, thông tin.
- Tạo điều kiện để sinh viên tham gia các chương trình giới thiệu và tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
- Nâng cao khả năng tìm việc làm thích hợp của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Giới thiệu sinh viên với các doanh nghiệp.
Khả năng thăng tiến trong công việc
- Sinh viên có khả năng nhận được việc làm trong quá trình học.
- Sinh viên có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.
- Khả năng gia tăng thu nhập và lương.
- Cơ hội tham dự và nhận học bổng từ các chương trình học tập, giao lưu quốc tế.
- Có cơ hội tiếp tục học tập nâng cao lên các bậc thạc sỹ và tiến sỹ.
3. Cơ hội việc làm
Về hoạt động nghiệp vụ
Sinh viên sau tốt nghiệp có thể làm việc tại:
- Các công ty, nhà máy, cơ sở công nghiệp trên toàn quốc.
- Các nhà máy đóng và sửa chữa tàu, các nhà máy cơ khí.
- Các công ty khái thác dầu khí và dịch vụ công trình biển.
- Các cơ quan quản lý trong lĩnh vực cơ khí, tàu thuyền; Các công ty khai thác tàu.
- Các cơ quan giám sát và kiểm tra, kiểm định kỹ thuật, các cơ quan đăng kiểm.
- Các viện nghiên cứu và thiết kế về cơ khí, đóng tàu.
- Các sở, phòng, ban khoa học – công nghệ.
- Các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Các lĩnh vực kinh tế liên quan đến chuyên ngành...
Các địa chỉ công tác này bao gồm: trong và ngoài nước, dân sự và quốc phòng, công an, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và tổ chức xã hội.
Các công việc có thể tham gia và đảm nhận
- Thiết kế các hạng mục cơ khí công nghiệp và cơ khí thủy.
- Thiết kế hệ thống năng lượng tàu thủy, công trình nổi.
- Thiết kế quy trình công nghệ cơ khí.
- Thiết kế quy trình công nghệ trong đóng mới và sửa chữa tàu thủy, quy trình công nghệ hệ thống thiết bị năng lượng tàu thủy và công trình nổi.
- Tổ chức sản xuất và quản lý, điều hành, giám sát quá trình công nghệ.
- Thiết lập và xây dựng dự án kỹ thuật cơ khí, thiết kế và đóng tàu.
- Tư vấn kỹ thuật, thẩm định các dự án và thiết kế ngành cơ khí, đóng tàu.
- Quản lý và khai thác các hệ thống, thiết bị năng lượng tàu thủy và các lĩnh vực cơ khí liên quan.
- Quản lý doanh nghiệp; quản lý đơn vị sản xuất, nhà máy và xí nghiệp công nghiệp cơ khí, đóng tàu.
Danh sách các doanh nghiệp đã tuyển dụng sinh viên
- Các công ty, nhà máy, cơ sở công nghiệp trên toàn quốc.
- Các công ty khai thác dầu khí và công trình biển trong và ngoài nước.
- Các công ty đóng tàu, cơ khí trong nước: Phà rừng, Bạch Đằng, Hạ Long, Sông Cấm, Hồng Hà, Hải Long, 189, Sông Thu, Dung Quất, Ba Son, PTSC, LILAMA, Đóng tàu Nha Trang, Dịch vụ dầu khí, Cơ khí Hàng hải, Cơ khí thủy sản, Cơ khí than, Cảng Hải Phòng, Cảng Cái Lân, Cảng sài Gòn...
- Các công ty đóng tàu, cơ khí ngoài nước: Damen, Oshima, Hyundai Vinashin, Việt – Hàn, VMSK, VARD, Toyota, Việt – Nhật, Vietsovpetro...
- Các công ty thiết kế tàu: Viện thiết kế tàu thủy, Viện kỹ thuật Hải quân, Shiptech, Damen, Việt – Hàn, VMSK, VARD, IEMV...
- Các cơ quan kiểm định, giám sát: Đăng kiểm Việt Nam, các Chi cục đăng kiểm (trên toàn quốc), Đăng kiểm Hải quân, DNV Register, Lloyd's Register, GL Register, BV Register, NK Register...
- Các công ty cơ khí thuộc các khu công nghiệp: NOMURA, Đình Vũ, VSIP, Lai Vu, Tràng Duệ, Cái Lân, Toyota, Canon, LG Display, VinFast...
- Các cơ quan quản lý: các Cơ quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Khoa học Công nghệ; các Cơ quan thuộc Sở, Ban, Ngành của tỉnh, thành phố,...
- Các cơ sở đào tạo: Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trờng Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, các Trường Cao Đằng và Trung học thuộc Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động, Thương binh – Xã hội...
4. Tôi có phù hợp?
- Để học chuyên ngành Máy tàu thủy, bên cạnh sự kiên trì, đam mê, ham học hỏi, sinh viên cần có khả năng thích nghi, khả năng sáng tạo, tư duy lô-gic, sự chủ động, khoa học và khả năng làm việc nhóm.
- Để đăng ký chương trình này, thí sinh sẽ chọn đăng ký xét tuyển một hoặc các nhóm môn thi: Toán, Lý, Hóa - Toán, Lý, Anh - Toán, Văn, Anh - Toán, Văn, Lý hoặc xét kết quả 3 năm THPT theo quy chế Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Học phí và hỗ trợ tài chính
- Hưởng quy chế Học phí và hỗ trợ tài chính theo quy định của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên trong việc làm thủ tục vay vốn ngân hàng trong quá trình học tại trường.
- Phần thưởng hoặc hỗ trợ tài chính của các Nhà tài trợ là các doanh nghiệp, đối tác của Nhà trường, Khoa.
- Học bổng của các Nhà tài trợ hoặc doanh nghiệp kết nối với chuyên ngành.
6. Mục tiêu đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Máy tàu thủy có phẩm chất quan trọng sau đây:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
- Nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
- Có kiến thức và kỹ năng xã hội phù hợp, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và tự nghiên cứu.
- Có các kỹ năng cơ bản về thiết kế chế tạo, thiết kế quy trình công nghệ, quản lý và thực hiện các dự án kỹ thuật, điều hành sản xuất, kiểm tra và thẩm định,... phù hợp với lĩnh vực được đào tạo.
7. Nội dung chương trình
Kiến thức chuyên ngành chính gồm các môn học
- Động cơ diesel tàu thủy, Máy và thiết bị phụ tàu thủy, Nồi hơi – Tua-bin tàu thủy, Thiết bị đẩy và kết cấu tàu thủy, Điện tàu thủy, Hệ thống làm lạnh và điều hòa không khí tàu thủy, Hệ thống đường ống tàu thủy, Thiết kế hệ động lực tàu thủy, Thiết kế hệ thống năng lượng tàu thủy, Công nghệ chế tạo máy, Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy, Sửa chữa hệ động lực tàu thủy, Sửa chữa thiết bị năng lượng tàu thủy, Dao động hệ động lực tàu thủy, Tự động điều khiển hệ thống động lực tàu thủy, Tự động hóa trong thiết kế hệ động lực tàu thủy, Tiếng Anh chuyên ngành,...
- Đồ án tốt nghiệp hoặc các chuyên đề tốt nghiệp: Đồ án thiết kế hệ thống động lực tàu thủy, Đồ án thiết kế quy trình công nghệ chế tạo, lắp ráp và sửa chữa hệ thống động lực tàu thủy,... Chuyên đề thiết kế hệ thống động lực tàu thủy, Chuyên đề công nghệ hệ thống động lực tàu thủy.
Kiến thức cơ sở gồm các môn học
- Cơ học lý thuyết, Cơ học chất lỏng, Sức bền vật liệu, Hình họa - Vẽ kỹ thuật, Nhiệt kỹ thuật, Nguyên lý máy, Thiết kế chi tiết máy, Kỹ thuật điện, Điện tàu thủy, Vật liệu kỹ thuật, Kỹ thuật gia công cơ khí,...
Ngoại ngữ
- Tiếng Anh giao tiếp quốc tế (TOEIC), bao gồm các kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết.
Tin học
- Tin học văn phòng, MS Word, MS Excel, MS PowerPoint,...
Kiến thức và kỹ năng khác
- Toán cao cấp, Vật lý, Hóa kỹ thuật, Pháp luật đại cương, Môi trường và Bảo vệ môi trường, Phương pháp tính, Kỹ năng mềm, Quản trị doanh nghiệp,...
8. Bằng cấp
- Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Máy tàu thủy thuộc hệ thống văn bằng quốc gia.
9. Thông tin tham khảo